CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC
Mỹ học là khoa học nghiên cứu về bản chất và những quy luật của cái đẹp. Giá trị của mỹ học là giúp con người nâng cao khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp, nhờ đó con người có thể tự làm phong phú đời sống tinh thần và hoàn thiện nhân cách.
1.2. Khái niệm đẹp và cái đẹp
- Đẹp là một tính từ chỉ thuộc tính của sự vật, hiện tượng, có thể đem lại/đưa lại tình cảm tích cực cho con người. Nó là yếu tố thường trực góp phần làm nên bản chất của sự vật, hiện tượng (xét trên phương diện phạm trù cái đẹp).
- Đẹp là một lĩnh vực tinh thần, tình cảm.
- Đẹp vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan.
- Cái đẹp là hiện tượng danh hoá một tính từ. Nó cái hàm chứa/mang những thuộc tính có thể đem lại/đưa lại tình cảm tích cực cho con người.
- Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ đa dạng và phức tạp; vừa có tính bản thể vừa có tính định hướng. Nó tồn tại như một chỉnh thể độc lập đồng thời là một chuẩn mực để con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của mỹ học
Toàn bộ những hiện tượng, những quy luật có tính cơ bản và phổ biến nhất trong đời sống thẩm mỹ là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. Các thành tố của đời sống thẩm mỹ gồm: khách thể thẩm mỹ + chủ thể thẩm mỹ + nghệ thuật.
Trong đời sống thẩm mỹ, cái đẹp ở dưới nhiều hình thức khác nhau: cái đẹp trong tự nhiên tồn tại trong các hiện tượng tự nhiên, trong cảnh quan, môi trường, cái đẹp trong đời sống xã hội biểu hiện qua cách con người ứng xử, giao tiếp, ăn mặc, trang trí nhà cửa.... , cái đẹp trong nghệ thuật được tìm thấy ở văn học, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh...
1.4. Khái lược lịch sử mỹ học
1.5.1. Các quan điểm trước Mác về đời sống thẩm mỹ
1.5.2. Quan điểm Mác xít về đời sống thẩm mỹ
1.5. Mối quan hệ của mỹ học với các khoa học khác
- Mỹ học - Triết học
- Mỹ học - Tâm lý học
- Mỹ học - Đạo đức học
- Mỹ học - Nghệ thuật học
PHẦN II : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC
Mỹ học nghiên cứu về cái
đẹp trong đời sống con người một cách có lựa chọn, theo cách riêng (đa ngành,
suy luận tâm lý học giữ vai trò quan trọng), trên nền tảng lý luận mang tính
triết học. Vì vậy, nội dung Mỹ học chỉ tập trung vào một phần của đời
sống con người - những hiện tượng đặc biệt, những quy luật cơ bản và phổ
biến nhất liên quan đến cái đẹp trong đời sống con người. Người ta gọi đó là
đời sống thẩm mỹ, trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm. Các thành tố của đời sống thẩm mỹ nằm trong
một cấu trúc gồm: khách thể thẩm mỹ + chủ thể thẩm
mỹ + nghệ thuật
2.1 Đặc điểm của
đời sống thẩm mỹ
-
Đời sống thẩm mỹ nằm trong đời sống con người, là một phần của đời sống con
người. Mỹ học xem khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm
mỹ là ngọn nguồn để đi đến nghệ thuật. Nói cách khác, sáng tác, thưởng thức,
biểu diễn, định hướng nghệ thuật … đều cần có những hiểu biết vững chắc về khách
thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.
- Đời sống thẩm mỹ thể hiện qua cái đẹp trong sinh
hoạt vật chất và tinh thần
- Đời sống thẩm mỹ gồm 3 thành tố: khách thể thẩm mỹ,
chủ thể thẩm mỹ, nghệ thuật. Trong các thành tố, con người luôn giữ vai trò
trung tâm.
- Khách thể thẩm
mỹ (KTTM): không phải những hiện tượng khách quan như: trăng, sao, chim,
hoa, biển, núi, mặt trời… mà là những
hiện tượng mang tính thẩm mỹ (ẩn chứa cái đẹp), phản ánh cái đẹp có tính quy mô
phổ quát của đời sống. Thí dụ: cái bi, cái hài,
cái đẹp, cái trác tuyệt trong các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chủ thể thẩm mỹ
(CTTM) không phải những hiện tượng thuộc cảm xúc, tình cảm, thị
hiếu thông thường của con người mà là những
quy luật cơ bản của cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, của
thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ trong quan hệ phổ quát với cái đẹp.
Thí dụ: yêu/ghét, thích/không thích, tin
tưởng/không tin tưởng, quan tâm/thờ ơ… Nghệ thuật (NT) không phải là toàn bộ các phân ngành nghệ thuật mà chủ yếu là phương pháp và phương pháp luận, cụ thể là những hướng đi, những quy luật
tiếp cận thực tại và sáng tạo điển hình. Nói đến nghệ thuật là nói đến sự hoàn
thiện nhất, xuất sắc nhất của các kỹ năng sáng tạo, biểu diễn.
2.2. Các
thành tố trong đời sống thẩm mỹ
2.2.1. Khách thể
thẩm mỹ
- Cái hài
- Đối tượng của cái hài không phải là toàn bộ cái xấu mà chỉ một bộ phận cái xấu núp bóng cái đẹp.
- Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái cái hài
Khi cái xấu không đành phận xấu, cái dở, cái dốt không đành phận dở, phận đốt thì bật ra cái hài. Cái xấu, cái dở, cái dốt càng ma mãnh, ngoan cố, cố tình che đậy thì càng làm cho tiếng cười của cái hài càng sảng khoái, hả hê.
Khi cái cao quý bộc lộ sự thấp kém (và ngược lại) cũng bật ra cái hài. Sự đối lập giữa vị thế và tính chất giả tạo của hiện tượng càng cao thì mức độ hài càng tăng.
- Hài kịch có thể chia làm 3 thể loại chính: Đả kích, châm biếm, khôi hài.
- Vì sao nói hài kịch thể hiện cái đẹp?
- Cái bi
- Xung đột trong bi kịch là xung đột trực diện giữa cái đẹp và cái toàn bộ xấu.
- Cái đẹp trong bi kịch thường được xây dựng một cách hoàn thiện (người tốt hơn trong đời thực, đẹp hơn người thực).
- Bi kịch mang tính xã hội nhưng được thể hiện thông qua tính cách, số phận con người cụ thể.
- Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái bi
Bi kịch xuất hiện khi người tốt đấu tranh để thực hiện lý tưởng thì bị thế lực đen tối hãm hại. Sự bất hạnh, cái chết của họ được người đời ca ngợi, nêu gương trong cuộc đấu tranh trường kỳ giữa thiện và ác.
- Cũng như hài kịch, bi kịch có nhiều dạng thể: Bi kịch của các nhân vật chết trong đêm trường đen tối/ Bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh/ Bi kịch của cái cũ/ Bi kịch của chính cái xấu/ Bi kịch của sự lầm lẫn, sự kém hiểu biết hoặc của sự ngu dốt/ Bi kịch của những khát vọng con người.
- Vì sao nói bi kịch thể hiện cái đẹp?
- Cái trác tuyệt
- Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái trác tuyệt (CTT)
Thể hiện/phản ánh các sự vật hiện tượng thẩm mỹ, vượt lên tất cả các cái khác về quy mô (to, lớn, cao), về tính chất (mạnh, lâu dài) thì ta có cái trác tuyệt.
- Cái trác tuyệt gắn với lý tưởng xã hội; khi lý tưởng xã hội thay đổi, tình cảm về cái trác tuyệt cũng thay đổi theo.
- Cái trác tuyệt cũng có các hình thái biểu hiện khác nhau: CTT rợn ngợp, CTT huy hoàng, Cái trác tuyệt (CTT) thanh cao, CTT kính trọng, thán phục
- Vì sao nói cái trác tuyệt thể hiện cái đẹp?
2.2.2. Chủ thể thẩm mỹ
Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội. Chủ thể thẩm mỹ chính là “Cái tôi” trong lĩnh vực nhận thức và cảm nhận cái đẹp (sáng tạo, thưởng thức, định hướng, … cái đẹp). CTTM liên quan đến những quy luật cơ bản của cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, của thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ trong quan hệ phổ quát với cái đẹp.
Các loại chủ thể thẩm mỹ:
- Chủ thể sáng tạo: Cái đẹp của chủ thể sáng tạo thể hiện ở tài năng và phong cách
- Vai trò của chủ thể sáng tạo: sáng tác các tác phẩm nghệ thuật
- Giá trị của chủ thể sáng tạo: đem lại những sản phẩm có ích cho con người về mặt thẩm mỹ
- Chủ thể thể hiện (biểu diễn): Cái đẹp của chủ thể thể hiện bộc lộ qua hoạt động trình diễn.
- Giá trị của chủ thể thể hiện: lay động, đánh thức cảm xúc thẩm mỹ
- Chủ thể thưởng thức (CTTT): Cái đẹp của chủ thể thể hiện thể hiện qua thái độ, ành động của người thưởng thức. CTTT đặt trong mối quan hệ: Nghệ sỹ - Tác phẩm - Công chúng. CTTT luôn có nhu cầu, nhu cầu vô tận về cái đẹp.
- Giá trị của chủ thể thưởng thức: cổ vũ, động viên chủ thể sáng tạo, chủ thể biểu diễn, …
- Chủ thể định hướng: Cái đẹp của chủ thể định hướng thể hiện ở đường lối, chủ trương, chỉ dẫn, hướng dẫn, vạch ra hướng suy nghĩ, hành động phù hợp với thực tế của xã hội.
- Giá trị của chủ thể định hướng: giúp nâng cao khả năng, năng lực thẩm mỹ, nâng hiệu quả sáng tác, thưởng thức, biểu diễn nghệ thuật.
- Chủ thể hoạt động tổng hợp: Cái đẹp của chủ thể tổng hợp thể hiện ở tài năng của người tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đạo diễn, dẫn chương trình. …
- Giá trị của chủ thể tổng hợp: góp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ của công chúng và nghệ sỹ.
2.2.3. Nghệ thuật
Khái niệm nghệ
thuật: nghệ thuật là
thuộc tính của một hoạt động hay một sản phẩm. Nội hàm của nó hàm chứa sự/tính
hoàn thiện nhất, xuất sắc nhất trong các hoạt động của con người, nhất là kỹ
năng sáng tạo và biểu diễn.
- Thành tố của NT: gồm phương pháp và phương pháp luận. Phương pháp luận là cách tư duy, cách lựa chọn hướng đi, tìm kiếm những quy luật tiếp cận thực tại và sáng tạo điển hình. Phương pháp là cách thức, đường lối sáng tác. Thí dụ: Phương pháp sáng tác (hiện thực, lãng mạn,…), phương pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật (điển hình), phương pháp sử dụng kỹ thuật/kỹ xảo, phương pháp giao tiếp nghệ thuật (đặt tác phẩm trong mối quan hệ với công chúng), …
- Sáng tạo nghệ thuật
HTKQ -> ÓC NGƯỜI -> TÁI HiỆN -> NGHỆ THUẬT
(CHẤT LIỆU => PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN => TÁC PHẨM)
- Hội hoạ: Đường nét + màu sắc (vẽ, tô) => Hình tượng (tranh, ảnh)
- Điêu khắc: Tái hiện hiện thực bằng màu sắc, hình khối ở quy mô nhỏ (khắc, chạm, vẽ, tô ) => Hình tượng (tượng)
- Kiến trúc: Tái hiện hiện thực bằng màu sắc, hình khối ở quy mô lớn (xây dựng + khắc, chạm, vẽ, tô,) => Hình tượng (toà, tháp, nhà)
- Văn chương: Ngôn từ (các biện pháp tu từ) => Hình tượng (văn, thơ)
- Âm nhạc: Âm thanh âm nhạc (nhạc luật, giai điệu) => Hình tượng (bản nhạc, bài hát)
- Sân khấu: Động tác cách điệu => Hình tượng (bài , điệu múa
- Điện ảnh: Kỹ xảo hình ảnh, âm thanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC VIÊN
1.
Đỗ Văn Khang (Chủ
biên), Mỹ
học đại cương. NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2002.
2.
Lê Văn Dương, Lê Đình
Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương. NXB. Giáo dục, 2010.
3.
Đỗ Văn Khang - Đỗ
Huy, Mỹ
học Mác – Lênin. NXB. Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, 1985.
4.
Mác – Ăngghen –
Lênin, Về
văn học và nghệ thuật. NXB. Sự Thật, 1997.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Đối tượng nghiên cứu của mỹ học là gì?2/ Cấu trúc của đời sống thẩm mỹ (các thành tố của đời sống thẩm mỹ)?
3/ Cấu trúc của khách thể thẩm mỹ.
4/ Cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ.
5/ Cấu trúc của nghệ thuật
6/ Trình bày quan điểm của anh (chị) về cái đẹp, cách tạo ra/thể hiện cái đẹp.
7/ Phân tích mối quan hệ giữa cái đẹp – cái xấu – cái hài, ….
8a/ Cơ chế tạo ra cái hài? Các hình thái của cái hài? Những trạng thái tâm lý tích cực do cái hài tạo ra?
8b/ Hài kịch là gì? Phân tích 1 tác phẩm nghệ thuật để làm rõ thế nào là hài kịch.
9a/ Cơ chế tạo ra cái bi? Các hình thái của cái bi? Những trạng thái tâm lý tích cực do cái bi tạo ra?
9b/ Bi kịch là gì? Phân tích 1 tác phẩm nghệ thuật để làm rõ thế nào là bi kịch.
10a/ Cơ chế tạo ra cái trác tuyệt? Các hình thái của cái trác tuyệt? Những trạng thái tâm lý tích cực do cái trác tuyệt tạo ra?
[Câu 8b, 9b, 10b thực hiện theo yêu cầu:
- Nêu tên tác phẩm/ hiện tượng xã hội
- Giới thiệu tác phẩm/ hiện tượng xã hội dưới hình thức tóm tắt hoặc mô tả
- Nêu quy luật chung trong sáng tạo cái bi, cái hài, cái trác tuyệt
- Phân tích tác phẩm/ hiện tượng xã hội để chỉ ra cái bi, cái hài, cái trác tuyệt. Chú ý nghệ thuật xây dựng kịch tính (nhất là điểm thắt nút và mở nút)
- Đánh giá về tác động (tích cực) và giá trị của tác phẩm/ hiện tượng xã hội đó.
10/ Những hiểu biết của Anh, Chị về chủ thể sáng tạo.
11/ Những hiểu biết của Anh, Chị về chủ thể biểu diễn.
12/ Những hiểu biết của Anh, Chị về chủ thể thưởng thức.
13/ Những hiểu biết của Anh, Chị về chủ thể định hướng .
14/ Những hiểu biết của Anh, Chị về chủ thể tổng hợp.
15/ Suy nghĩ của Anh, Chị về văn hoá hâm mộ thần tượng ở Việt Nam hiện nay.
16/ Suy nghĩ của Anh, Chị về vấn đề mỹ học hiện nay.*
* *
CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC
CHƯƠNG I:
CÁI ĐẸP VÀ CHÂN LÝ CỦA CÁI ĐẸP TRONG MỸ HỌC
1.2 Cái đẹp và chân lý của cái đẹp
1.2.1 Các quan điểm về cái đẹp
+ Quan điểm từ nguyên: khái niệm đẹp, cái đẹp
+ Các quan điểm trước Mác về cái đẹp
+ Quan điểm Mác xít về cái đẹp
1.2.2 Chân lý của cái đẹp (Tiêu chí đánh giá cái đẹp)
+ Về mặt chủ quan
+ Về mặt khách quan
1.3 Lý luận về cái đẹp trong đời sống thẩm mỹ
+ Cái đẹp trong khách thể thẩm mỹ
+ Cái đẹp trong chủ thể thẩm mỹ
+ Cái đẹp trong nghệ thuật
CHƯƠNG II: NHẬN DIỆN CÁI ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG THẨM MỸ
2.1 Biểu hiện cái đẹp trong khách thể thẩm mỹ
2.1.1 Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái đẹp trong khách thể thẩm mỹ
+ Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái cái hài
+ Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái cái bi
+ Cơ chế/nguyên lý tạo ra cái trác tuyệt
2.1.2 Bản chất của cái đẹp trong khách thể thẩm mỹ
+ Bản chất của cái đẹp trong hài kịch
+ Bản chất của cái đẹp trong bi kịch
+ Bản chất của cái đẹp trong cái trác tuyệt
2.2 Biểu hiện cái đẹp trong chủ thể thẩm mỹ
2.2.1 Cái đẹp của chủ thể sáng tạo
+ Vai trò: sáng tạo
+ Tác động: tạo ra giá trị thẩm mỹ
2.2.2 Cái đẹp của chủ thể thể hiện (biểu diễn)
+ Vai trò: trình diễn
+ Tác động: tác động đến cảm xúc thẩm mỹ
2.2.3 Cái đẹp của chủ thể thưởng thức
+ Vai trò: thụ hưởng, thưởng thức
+ Tác động: cổ vũ, động viên
2.2.4 Cái đẹp của chủ thể định hướng
+ Vai trò: phê bình, thiết kế, quản lý, ...
+ Tác động: định hướng giá trị thẩm mỹ
2.3 Biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật
2.3.1 Cái đẹp là thuộc tính của nghệ thuật
2.3.2 Cái đẹp trong các loại hình nghệ thuật
- Cái đẹp trong hội họa: Tái hiện hiện thực bằng màu sắc, đường nét
- Cái đẹp trong điêu khắc: Tái hiện hiện thực bằng màu sắc, hình khối ở quy mô nhỏ
- Cái đẹp trong kiến trúc: Tái hiện hiện thực bằng màu sắc, hình khối ở quy mô lớn
- Cái đẹp trong âm nhạc: Tái hiện hiện thực bằng âm thanh âm nhạc
- Cái đẹp trong sân khấu: Tái hiện hiện thực bằng động tác cách điệu
- Cái đẹp trong văn chương: Tái hiện hiện thực bằng ngôn từ
- Cái đẹp trong điện ảnh: Tái hiện hiện thực bằng kỹ xảo
CHƯƠNG III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỸ HỌC HIỆN NAY
3.1 Các vấn đề mỹ học trong sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật
+ Vấn đề sáng tạo và tiếp nhận cái hài
+ Vấn đề sáng tạo và tiếp nhận cái bi
+ Vấn đề sáng tạo và tiếp nhận cái trác tuyệt
3.2 Các vấn đề mỹ học trong văn hoá xã hội
+ Vấn đề văn hoá quản lý
+ Vấn đề văn hoá giao tiếp
+ Vấn đề văn hoá giao thông
+ Vấn đề văn hoá ứng xử (xã hội, gia đình)
+ Vấn đề văn hoá phục trang
+ Vấn đề văn hoá ẩm thực
+ Vấn đề văn hoá bán hàng
+ Vấn đề văn hoá mua hàng...
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỌC TẬP
Bài giảng (Word)Bải giảng (Power Point)
SÁCH:
C.Mác, Ăngghen, Lênin. 1977. Về văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
Denis Diderot. 2019. Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật. Nxb. Tri Thức.
Chu Quang Tiềm. 2013. Tâm lý văn nghệ - mỹ học hiện đại. Nxb. Tổng hợp TP. HCM.
Dana Arnold. 2016. Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật. Nxb. Hồng Đức.
Đỗ Huy. 1988. Mấy vấn đề của mỹ học hiện nay. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Huy – Vũ Trọng Dung. 2011. Giáo trình Đại cương về những khuynh hướng cơ bản trong lịch sử mỹ học. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Văn Khang (Chủ biên). 2002. Mỹ học đại cương. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đỗ Văn Khang (Chủ biên). 2010. Giáo trình lịch sử mỹ học. Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.
Heghen. 1999. Mỹ học (T.1 & T.2). Nxb. Văn học.
Hội đồng biên soạn (2013), Những nền văn minh thế giới (almanach). Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân, Mỹ học đại cương. NXB. Giáo dục, 2010.
Lý Trạch Hậu. 2002. Bốn Bài giảng mỹ học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mịch Quang. 2004. Khơi nguồn mỹ học dân tộc. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Roger Scruton. 2008. Dẫn luận về cái đẹp. Nxb. Hồng Đức.
Umberto Eco. 2022. Lịch sử cái đẹp. Nxb. Nhã Nam.
WEB:
Quan điểm biện chứng về cái đẹp và nghệ thuật
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9_h%E1%BB%8Dc#:~:text=Quan%20%C4%91i%E1%BB%83m%20bi%E1%BB%87n,c%E1%BB%A7a%20ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt.
Lược sử các tư tưởng Mỹ học
https://mythuathaiphong.blogspot.com/2018/03/aesthetics.html#:~:text=L%C6%B0%E1%BB%A3c%20s%E1%BB%AD%20c%C3%A1c,t%E1%BA%A7m%20tr%C3%AAn%20Internet
Mối quan hệ giữa văn hoá – mỹ học – mỹ thuật qua tác phẩm mỹ thuật Việt Nam
http://123doc.org/document/3474666-moi-quan-he-giua-van-hoa-my-hoc-my-thuat-qua-tac-pham-my-thuat-viet-nam.htm
Mỹ học tại Việt Nam
https://www.thoisuthanhoc.net/2020/06/my-hoc-tai-viet-nam.html#:~:text=M%E1%BB%B8%20H%E1%BB%8CC%20T%E1%BA%A0I,S%C4%91d.%2C%20tr.%20319
Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/triet_hoc_van_hoa mot_tiem_nang_nghien_cuu_vh_con_nguoi-0.html
Quan hệ triết học mỹ học nghệ thuật học trong văn hóa nghệ thuật
http://vhnt.org.vn/tin-tuc/tu-lieu-trong-nuoc/28991/-quan-he-triet-hoc-my-hoc-nghe-thuat-hoc-trong-van-hoa-nghe-thuat
Mối quan hệ giữa các phạm trù chân thiện mỹ
https://trandinhsu.wordpress.com/2014/04/13/ve-moi-quan-he-giua-cac-pham-tru-chan-thien-mi/
Lịch sử phép biện chứng
http://www.123kienthuc.com/2014/04/lich-su-phep-bien-chung.html
TÀI LIỆU PHỤC VỤ KIỂM TRA
CAU_HOI_ON_TAP_MY_HOC_DAI_CUONG.docx