HỌC HỎI, THỰC HÀNH Y KHOA
I/ HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ BỆNH CẢM NHIỄM
5 GIAI ĐOẠN TÀ KHÍ TẤN CÔNG CƠ THỂ CON NGƯỜI
Đông y gọi CÁI tồn tại trong cơ thể khiến cho con người mạnh khoẻ, có khả năng chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài là CHÍNH KHÍ; những tác nhân từ bên ngoài gây bệnh cho con người là TÀ KHÍ.
Chính khí có được nhờ ăn, uống, hít thở và tập luyện cơ thể; tà khí là các thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả (gió, lạnh, sức nóng gián tiếp, ẩm, khô khan, sức nóng trực tiếp). Các thứ khí này có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm mà Đông y gọi là dịch lệ. Các nghiên cứu xuất phát từ quan điểm kết hợp Đông, Tây y chứng minh rằng: các thứ khí này, tuỳ thời điểm và vị trí của sự vận hành quả đất trong vũ trụ sẽ làm điện trường quả đất thay đổi dẫn đến sự gia tăng bất thường của các loại trùng khuẩn cực nhỏ. Những loại này xâm nhập vào mũi, thông xuống phổi, đồng thời khu trú ở da lông (số lượng lỗ chân lông có tới hàng vạn và làm chức năng trao đổi chất với môi trường gấp nhiều nhiều lần so với hai lỗ mũi – đây là kiến thức mà Tây y tuy đã biết nhưng chưa vận dụng vào điều trị các chứng cảm; vì vậy các bác sỹ Tây y chỉ mới dừng ở trình độ chỉ định cho bệnh nhân xông mũi theo nguyên lý đau đâu chữa đó. Trong thực tế, kinh nghiệm dân gian phương Đông đã có cách xông toàn cơ thể và phải cởi hết đồ ra mới hiệu quả).
Bình thường, mọi sinh vật đang tồn tại đều có chính khí mạnh hơn tà khí.
Tà khí tấn công con người như thế nào? Nói bằng từ chuyên ngành là theo con đường tương khắc. Con đường này nói cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Tà khí tấn công vào phần cơ thể con người tiếp xúc trực tiêp với môi trường là da, lỗ chân lông, mũi; thông sâu vào cơ thể ở vị trí phổi (tạng phế). Đông y cho rằng da, lông, mũi và phổi có quan hệ với nhau, kết nối nhau bằng kinh Thái Âm phế, thuộc hành Kim. Chức năng của nhóm này là thông khí, làm cơ sở để thông huyết. Khi tà khí tấn công vào nhóm da, lỗ chân lông, mũi thì người bệnh có những biểu hiện như: chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, một hai ngày sau thì phát ho, giọng nói cũng khác đi; da sởn gai ốc hoặc lỗ chân lông sít lại, sờ vào thấy nóng. Người ta gọi đây là bệnh cảm hoặc cảm nhiễm. Cảm là giai đoạn đầu nên dễ dàng đẩy tà khi ra ngoài, nếu không, nó sẽ lấn sâu vào gan mật theo nguyên lý KIM khắc MÔC.
Cách chữa cảm đơn giản là dùng cách mà Thị Nở chữa cho Chí Phèo. Đó dùng bát cháo tiêu hành cho bệnh nhân ăn; nhưng Thị Nở còn thiếu bài XÔNG (xông lá tức là dùng các loại lá có tinh dầu cho vào nồi lớn, nấu sôi đến mức nước bốc hơi mạnh, nhắc xuống, trùm chăn kín ngồi trong đó chừng 25 đến 30 phút). Có lẽ Thị không thể xông cho Chí vì xông thì phải … cởi hết đồ ra.
Phải xông bằng các loại lá hoặc chất lỏng có tinh dầu, loại tinh dầu có tính diệt khuẩn cao càng tốt. Những loại tinh dầu này vừa có tác dụng diệt khuận vừa thông khí. Tinh dầu thuộc dạng hữu cơ tự nhiên, không có hại, khi bám vào các lỗ chân lông vừa diệt khuẩn trong các lỗ chân lông vừa chặn đường vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể. Tinh dầu toả ra từ nồi xông sẽ diệt các loại khuẩn bám vào hệ thống hô hấp con người vừa diệt khuẩn trong phòng hoặc trong nhà. Nếu kết hợp xông lá (bằng nồi nước xông) với cách dùng lá để xông toàn căn nhà khi đang mùa dịch lệ thì càng hay. Nhà có điều kiện thì dùng trầm hương. Trường hợp trúng hàn khí (phong hàn, nước mưa, nước suối lạnh,….) thì phải xông lửa, tức dùng “mặt trời siêu nhỏ” để xông. Tập quán dùng lá, trầm hương, đĩa dầu phụng/phộng để xông cơ thể, xông nhà là một biểu hiện của văn hoá y khoa truyền thống phương Đông, giúp bảo vệ con người và bảo vệ môi trường sống.
Giai đoạn 2: Tà khí vào đến gan mật tức là tấn công vào phần phòng ngự tuyến 2 (da lông là tuyến 1). Gan và mật chủ quản về gân. Triệu chứng lúc này ngoài các chứng của giai đoạn 1 còn có thêm các hiện tượng khác như: sốt cao hơn, các gân khớp rệu rảo, không muốn vận động, chỉ muốn nằm; tà khí lấn sâu sẽ làm đắng miệng, không muốn ăn (do các chức năng chuyển hoá protid, lipid, glucid của gan suy giảm). Giai đoạn 2 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có trình độ chuyên môn, phải xem mạch kỹ để biết tà khí đang trú ở phân khúc nào và dùng thêm các loại thuốc nào cho phù hợp. Lúc này bệnh nhân đã mất sức, mệt mỏi, nếu lạm dụng xông khiến cơ thể họ mất nhiều nước mà không bù nước kịp (truyền dịch) thì rất nguy hiểm.
Ở giai đoạn 1 và 2 bệnh thuộc phần BIỂU tức phần bên ngoài, còn dễ trị. Nếu không đẩy tà khí ra thì nó lấn tiếp vào lách và bao tử (nhóm này có tuyến tuỵ chuyên điều tiết insulin) theo nguyên lý MỘC khắc THỔ.
Giai đoạn 3: Tà khí vào lá lách, bao tử là đã chọc chủng được 2 phòng tuyến, vào vị trí “bán biểu, bán lý” tức vị trí ở giữa bên ngoài và bên trong. Triệu chứng sẽ gồm những triệu chứng ở giai đoạn 2, kèm theo ói mửa do tà khí khuấy động ở phần bao tử. Bệnh nhân ăn không được, nếu ăn được chút cháo thì dưỡng trấp từ thức ăn không được chuyển hoá hết do tuỵ suy giảm điều tiết insulin, ruột non thiếu insulin. Cơ thể gầy rạc, suy nhược vì lá lách và bao tử chủ yếu xây dựng cho phần thịt của cơ thể. Đây là giai đoạn nguy hiểm, nếu không đẩy tà khí ra thì nó lấn tiếp vào xương tuỷ theo nguyên lý THỔ khắc THUỶ. Giai đoạn 3 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có khả năng chuyên môn cứng hơn, phải xem mạch thật kỹ để biết tà khí đang trú ở phân khúc nào và dùng các loại thuốc nào cho phù hợp. Cũng như giai đoạn 2, lúc này bệnh nhân đã suy yếu nhiều, nếu lạm dụng xông khiến cơ thể họ mất nước mà không bù nước kịp (truyền dịch) thì càng nguy hiểm.
Giai đoạn 4: Tà khí vào xương tuỷ tức là đã “nhập lý” nghĩa là vào sâu bên trong. Đây là giai đoạn sống chết kề nhau. Đông y có câu: “Hàn ngộ hàn tắt tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc vong” là ở giai đoạn này. Thầy thuốc non tay xem mạch nhầm thì chết chắc, không xoay trở gì được, cho thở oxy được một vài tiếng là may, có khi thuốc vào khỏi miệng thì đã chết ngay rồi. Do là giai đoạn cưc kỳ nguy hiểm, nếu không đẩy tà khí ra thì nó sẽ lấn tiếp vào tim và ruột non theo nguyên lý THUỶ khắc HOẢ. Ở giai đoạn 4 cũng vẫn dùng bài xông để đẩy tà khí ra nhưng phải có chuyên môn sâu, phải có kinh nghiệm nữa, phải xem mạch thật kỹ để định ra một “thế trận tổng hợ
Đường trong nước tiểu ở đâu ra? Khi nước tiểu có đường thì có bệnh. Đường không xuất hiện ngay trong nước tiểu mà trước đó đã xuất hiện trong máu. Đó là giai đoạn "đường huyết cao", tức là trong máu có lượng đường cao. Tây y xếp tình trạng đường trong máu cao là tiểu đường tuýp 1 (type 1), khi đường xuất hiện trong nước tiểu là tiểu đường tuýp 2. Vậy đường trong máu cao và có trong nước tiểu diễn biên như thế nào?