LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM

[CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC KIẾN THỨC]

Thời lượng 30 tiết

NỘI DUNG HỌC TẬP

1. Khái niệm văn hoá (VH)
- VH theo nghĩa của một danh từ: là những sản phẩm do con người tạo ra với những thuộc tính cơ bản như: đúng, hay, tốt, hoàn thiện, đẹp… và có lợi (hữu ích) vì  đem lại niềm vui (hoặc sự thoải mái, thích thú, dễ chịu), sự sống cho con người.
- VH theo nghĩa của một động từ (trong tiếng Hán): là giáo hoá bằng văn chương, âm nhạc, tiếng Anh (culture): khai khẩn, canh tác tinh thần bằng văn chương, âm nhạc, lễ nghi.
- VH với nghĩa của một tính từ: mức độ tiến bộ, mức độ văn minh.

2. Lịch sử VH và tiến trình VH

Phân biệt tiến trình VH và lịch sử VH

   Bình diện Tiêu chíTiến trình văn hoáLịch sử văn hoá
Mục tiêu nghiên cứuTrình bày những sự kiện, hiện tượng VH diễn ra theo trình tự thời gian theo mức độ khái quát hoặc chi tiết.Từ những sự kiện, hiện tượng VH diễn ra theo trình tự thời gian chỉ ra đặc điểm của các giai đoạn VH tộc người theo định mốc thời gian được xem là bước ngoặc của sự phát triển văn hoá.
Phương pháp nghiên cứuThu thập dữ liệu, mô tả, liệt kê.Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…
Ý nghĩa thực tiễnGiúp nhận biết diễn trình VH tộc người.Giúp nhận biết quá trình nhận thức, quá trình lao động, quá trình sáng tạo của chủ thể VH, từ đó cho thấy toàn bộ đời sống của tộc người.
Ý nghĩa khoa họcHình thành tư duy lô gíc biện chứng khi tiếp cận VH tộc người Hình thành tư duy khái quát, kỹ năng nhìn nhận, đánh giá các giá trị VH tộc người.
3. Lịch sử nghiên cứu VH (từ góc nhìn Văn hoá học)
3.1. Nghiên cứu VH ở phương Đông
- Văn hoá là từ gốc Hán (文化). Theo nghĩa gốc, văn là nét đẹp/ vẻ đẹp, hoá là làm biến đổi (do con người). Văn hoá được dùng để chỉ sản phẩm cụ thể hoặc một quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng do tác động của con người, theo hướng đi về phía cái đẹp. Các yếu tố “văn” và “hoá” đã được nói đến trong quẻ Bí của sách Chu Dịch: “… các bậc thánh nhân, hiền triết “trông ngắm thiên văn, quan sát sự biến đổi thời cuộc” (quan hồ thiên văn, sát hồ thời biến) để xác lập công cuộc giáo hoá…” (Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh, 1999:209). Văn hoá được người đời sau dùng với nghĩa giáo hoá, dùng văn (gồm văn chương, lễ nghi, âm nhạc...) để giáo hóa con người, khác với cách dùng vũ lực. Theo tác giả Đào Duy Anh, văn hoá là “văn vật và giáo hoá - Dùng văn tự mà giáo hoá cho người” (Đào Duy Anh, 2013:761).
- Xu hướng nghiên cứu Văn – Triết – Sử không phân chia rạch ròi. Các triết gia, nhà thơ, nhà viết sử là nhà văn hoá. Một số loại hình nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc làm nền/minh hoạ cho Văn – Triết – Sử. Thì dụ: từ nội dung tác phẩm thơ văn để vẽ tranh, từ mô hình triết học để xây dựng các công trình kiến trúc, từ tác phẩm sử để soạn tuồng, vẽ tranh, làm thơ… ; dùng tư duy triết học thần bí giải thích cho sự hình thành chữ viết, dùng lối tưởng tượng siêu hình để sáng tạo nghệ thuật múa (điệu Nghê Thường); dùng tư duy viết sử để cấu trúc tác phẩm văn chương (tiểu thuyết chương hồi thời Minh Thanh). Tóm lại, sản phẩm VH ở phương Đông thể hiện sự tổng hợp của Văn – Triết – Sử.
3.2. Nghiên cứu VH ở phương Tây
- Người Anh, Pháp, Đức, Nga đều dùng các từ có chung nguồn gốc tiếng La tinh là Cultura để chỉ văn hoá. Cultura nghĩa là trồng trọt. Cultura dùng theo nghĩa văn hoá có hàm nghĩa là “canh tác tinh thần”, “khai khẩn tinh thần” cho con người.
- Giữa thế kỷ 19, một số nhà khoa học Đức (Pufendorf, Herder, Gusta Kleim) đã dùng từ văn hóa để chỉ hoạt động của con người, các hiện tượng lịch sử và xã hội…
- Đến 1871 xuất hiện định nghĩa đầu tiên về văn hóa. Văn hóa thật sự trở thành một khái niệm khoa học. E.B Tylor đánh dấu sự ra đời của khoa học về văn hóa. Định nghĩa của Tylor nêu được nhiều đặc trưng cơ bản của văn hóa.
[Định nghĩa của E.B.Tylor (1832 – 1917) về VH:
“Culture, or civilization, taken in its wide, ethnographic sense, is that complex whole which includes knowledge, belief, art, morals, law, custom and any other capabilities and habits acquired by man as a member of society” (Primitive Culture, 1871:1)
[Dịch: “Văn hóa, hay nền văn minh, hiểu theo nghĩa rộng, dân tộc học, là tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất kỳ khả năng và thói quen nào khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” (Văn hoá nguyên thuỷ, 1871:1)]
Tylor và thời đại ông còn xem VH là một quá trình tiến hóa liên tục -> có sự đồng nhất trình độ văn hóa với trình độ phát triển (văn minh)
- Qua đầu thế kỷ XX, Franz Boas (1858-1942) đưa ra thuyết đặc thù lịch sử. Ông đặt nền móng cho thuyết tương đối văn hóa; chủ trương vận dụng phương pháp của khoa học (tự nhiên) vào nghiên cứu VH.
- Từ sau F.Boas, khoa học văn hóa rất phát triển, đặc biệt là nhân học văn hóa với nhiều tên tuổi và nhiều lý thuyết.
- Các ngành khoa học xã hội-nhân văn khác cũng đều chú ý nghiên cứu VH. Các phân môn hình thành: Xã hội học VH, Nhân học VH, … Từ đó nảy sinh nhu cầu phải có chuyên ngành nghiên cứu về VH  
- Năm 1949, Leslie Alvin White (1900-1975) trong The Science of Culture a Study of Man and Civilization (1949) đề xuất thuật ngữ Culturolgy (Văn hóa học)
- Đến những năm 1960 thuật ngữ culturology bắt đầu phổ biến, chủ yếu ở Nga.
- Từ những năm 1960, ở Anh – Mỹ lại phổ biến thuật ngữ Cutural Studies.
- Sự xuất hiện và phổ biến của culturology và Cutural Studies từ những năm 1960 cho thấy VĂN HÓA HỌC thật sự phát triển và là chuyên ngành độc lập
- Cần thiết phải nắm rõ quan điểm lý luận, cách tiếp cận văn hóa học với tư cách là một chuyên ngành nghiên cứu về văn hoá. Nghiên cứu như thế nào đang là vấn đề khá phức tạp. 

- Nghiên cứu theo hướng nào? Gồm những bình diện nào là phù hợp?
1/ VH vật chất – VH tinh thần,
2/ VH vật chất – VH tinh thần - VH xã hội,
3/ VH vật thể - VH phi vật thể
4/ VH nhận thức – VH tổ chức – VH ứng xử,
5/ VH nhận thức – VH tổ chức – VH ứng xử - VH tái hiện (sáng tạo nghệ thuật)
6/ Chữ viết - Tín ngưỡng - Tôn giáo - Lễ hội
7/ Sản phẩm - Quá trình hoạt động - Hệ giá trị

4. Lịch sử văn hoá Việt Nam (VN) nhìn từ góc độ sản phẩm văn hoá
Hai dòng chảy VH dân gian và VH bác học. Sự xuất hiện văn hoá đại chúng.
4.1 VH dân gian VN
+ Lịch sử một số sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần gồm:
- Tín ngưỡng (sùng bái, thờ cúng): phồn thực, thờ nhiên thần (vật thần), thờ nhân thần.
- Nghệ thuật văn chương:
Văn xuôi gồm: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn. Văn vần gồm: thành ngữ, tục ngữ… (câu ngắn 2 hoặc 3, hoặc 4 chữ), thơ  lục bát, song thất (câu dài 6 hoặc 7 hay tám chữ):  thơ phá cách (câu ngắn xen lẫn câu dài hơn 8 chữ)
- Nghệ thuật diễn xướng: hò, vè, đồng dao, hát xoan, hát ghẹo, hát cửa đình, hát phường vải, hát trồng quân, hát quan họ, hát ví dặm, rối nước, chèo, tuồng đồ, hát bài chòi, đờn ca tài tử Nam Bộ,
- Nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc: tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng. Làng Sình, tranh ghép gỗ, tranh ghép sánh sứ, tranh cát, tranh thêu tay, … Điêu khắc đá, gỗ, đồng…
+ Lịch sử một số sản phẩm phục vụ đời sống vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, phòng chữa bệnh: gồm những sản phẩm làm bằng một loại chất liệu như: thực vật (tre, nứa, cây gỗ), đất sét, kim loại (đồng, sắt) hoặc kết hợp nhiều chất liệu khác nhau.
4.2. VH bác học Việt Nam
*  Lịch sử một số sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần gồm:
- Hệ tư tưởng triết học du nhập từ bên ngoài: Lão, Nho, Phật, Bà la môn, Kitô, Islam …
- Nghệ thuật văn chương: Thơ văn các thời kỳ: Lý -Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn, Cách mạng.
[Văn: Chiếu, Hịch, Cáo, Tuyên ngôn ...  
Thơ: Đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát, thơ mới (thơ tự do].
- Nghệ thuật diễn xướng qua các thời kỳ: Lý -Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn, Cách mạng: Nhã nhạc, tuồng, cải lương, kịch nói, nhạc kịch…
- Nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc các thời kỳ: Lý -Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn, Cách mạng: tranh thuỷ mặc, tranh sơn dầu, tranh công nghệ điện toán…
* Lịch sử một số sản phẩm phục vụ đời sống vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, phòng chữa bệnh: gồm những sản phẩm phục vụ tầng lớp trên (vua chúa, quan lại, người có quyền chức) làm bằng chất liệu quý, chất lượng cao, xử lý cầu kỳ, tinh xảo. Đa phần là những sản phẩm có giá trị cao.

4. Lịch sử văn hoá Việt Nam xét từ góc độ hình thái lịch sử xã hội
- VH VN thời tiền sử và sơ sử (trước thời Bắc thuộc): đấu tranh với thiên nhiên, khai thác môi trường tự nhiên để xây dựng nền tảng văn hoá dân tộc, đấu tranh chống ngoại xâm.
- VH VN thời Bắc thuộc: Giữ gìn văn hoá dân tộc, chống đồng hoá.
- VH VN thời phong kiến: Văn hoá Lý - Trần, Lê, Nguyễn. Những “bản tuyên ngôn” bất hủ thể hiện tinh thần, khí phách dân tộc.
- VH VN từ sau CM/8 đến 1975: thời thuộc Pháp, Mỹ: Các xu hướng tư tưởng hình thành các dòng văn thơ. Văn thơ lãng mạn, văn thơ hiện thức phê phán, văn thơ Cách mạng. Xu hướng phục vụ sản xuất và phục vụ đấu tranh giải phóng dân tộc.
- VH VN từ 1975 đến nay: Xu hướng nhận thức lại chiến tranh (mất mát, hy sinh, cống hiên, lý tưởng sống… Xu hướng phản ánh cuộc sống đời thường (yên bình, hạnh phúc, hài hoà giữa cái riêng và cái chung…). Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá trong quản lý, quản trị, sản xuất, sáng tạo, học tập, tiêu dùng, hưởng thụ…

NỘI DUNG THAM KHẢO THÊM

1/ Một số học giả phương Tây
- Edward Burnett Tylor FRAI (2/10/1832 – 2/1/1917) là một nhà nhân chủng học người Anh, đồng thời là giáo sư nhân chủng học.
Những ý tưởng của Tylor tiêu biểu cho chủ nghĩa tiến hóa văn hóa thế kỷ 19. Trong các tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (1871) và Nhân chủng học (1881), ông đã xác định bối cảnh nghiên cứu khoa học về nhân học, dựa trên các lý thuyết tiến hóa của Charles Lyell. Ông tin rằng có một cơ sở chức năng cho sự phát triển của xã hội và tôn giáo, mà ông xác định là phổ quát. Tylor khẳng định rằng tất cả các xã hội đều trải qua ba giai đoạn phát triển cơ bản: tiền man rợ, man rợ, văn minh. Tylor là một nhân vật sáng lập của khoa nhân học xã hội, và các công trình học thuật của ông đã giúp xây dựng bộ môn nhân học trong thế kỷ 19. Ông tin rằng "nghiên cứu về lịch sử và thời tiền sử của con người [...] có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc cải cách xã hội Anh”.
Tylor đã giới thiệu lại thuật ngữ thuyết vật linh (niềm tin vào linh hồn cá nhân hoặc anima của vạn vật và các biểu hiện tự nhiên) được sử dụng phổ biến. Ông coi thuyết vật linh là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của các tôn giáo.
- Samuel Freiherr von Pufendorf là một luật gia, nhà triết học chính trị, nhà kinh tế và sử học người Đức. Ông sinh ra là Samuel Pufendorf và đăng quang năm 1694; Ông được phong tước hầu bởi Charles XI của Thụy Điển vài tháng trước khi ông qua đời ở tuổi 62. Ngày/nơi sinh: 8 tháng 1, 1632, Zwönitz (Đức). Ngày mất: tháng 10 năm 1694, Béc-lin (Đức). Quốc tịch: Đức
- Johann Gottfried von Herder hay Johann Gottfried Herder là nhà thơ, triết gia người Đức. Ông là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của triết học cổ điển Đức, đồng thời cũng là một trong những người đứng đầu phong trào văn học, nghệ thuật rất nổi tiếng trong lịch sử Đức, Bão táp và xung kích (Sturm und Drang). Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1744, Mohrungen (Phổ) nay là Morąg (Ba Lan); mất ngày 18 tháng 12 năm 1803 (59 tuổi),
Weimar, Saxe-Weimar, thuộc ý thức hệ triết học phương Tây thế kỷ 18, trường phái: Khai sáng, Phản sáng, Chủ nghĩa dân tộc lãng mạn, Chủ nghĩa thế giới phản thực dân, Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lịch sử, Thông diễn học lãng mạn, Chủ nghĩa tự do cổ điển. Đối tượng nghiên cứu: Bác ngữ học, triết học ngôn ngữ, nhân chủng học văn hóa, triết học tâm trí, mỹ học, triết học lịch sử, triết học chính trị, triết học tôn giáo. Tư tưởng cá nhân: Suy nghĩ tồn tại chỉ khi ngôn ngữ tồn tại. Tiến trình lịch sử dẫn đến một mục đích cuối cùng. Thuyết tương đối văn hóa. Hướng tiếp cận thực nghiệm nhằm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa.
- Gustav Klimt (14/7/18626/2/1918) là một họa sĩ người Áo, theo trường phái tượng trưng (Symbolism) và là một trong những thành viên xuất chúng nhất của phong trào Art Nouveau Viên (Ly khai Wien). Các tác phẩm chính của ông bao gồm tranh, tranh tường, bức phác họa và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, nhiều tác phẩm trong số này đang được trưng bày ở gallery Ly khai Wien. Chủ đề hàng đầu của ông là mô tả hình thể của người phụ nữ và các tác phẩm vẽ bằng bút chì của ông được mô tả nét khêu gợi quyến rũ của phụ nữ dù khỏa thân hay ăn mặc kín đáo.
- Franz Uri Boas là một nhà nhân học người Mỹ gốc Đức và là người tiên phong của nhân học hiện đại, người được mệnh danh là "Cha đẻ của Nhân học Hoa Kỳ". Công việc của ông gắn liền với các phong trào được gọi là chủ nghĩa đặc thù lịch sử và chủ nghĩa tương đối văn hóa. Sinh: 9/7/1858, Minden, Đức, mất: 21/12/1942, Faculty House, Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Chịu ảnh hưởng của: Rudolf Virchow, Wilhelm Wundt, Wilhelm Dilthey, Adolf Bastian, Heymann Steinthal, Moritz Lazarus. Học vấn: Đại học Bonn (1877–1879), Đại học Heidelberg, University of Kiel. Cố vấn học thuật: Gustav Karsten.
- Leslie Alvin White là một nhà nhân chủng học người Mỹ nổi tiếng với việc ủng hộ các lý thuyết về tiến hóa văn hóa, tiến hóa văn hóa xã hội và đặc biệt là thuyết tân sinh, và vì vai trò của ông trong việc thành lập khoa nhân loại học tại Đại học Michigan Ann Arbor. White là chủ tịch của Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ. Sinh: 19/1/1900, Salida, Colorado, Hoa Kỳ, mất: 31 tháng 3, 1975, Lone Pine, California, Hoa Kỳ.

- Edward Burnett Tylor FRAI (2/10/1832 – 2/1/1917) là một nhà nhân chủng học người Anh, đồng thời là giáo sư nhân chủng học.
Những ý tưởng của Tylor tiêu biểu cho chủ nghĩa tiến hóa văn hóa thế kỷ 19. Trong các tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (1871) và Nhân chủng học (1881), ông đã xác định bối cảnh nghiên cứu khoa học về nhân học, dựa trên các lý thuyết tiến hóa của Charles Lyell. Ông tin rằng có một cơ sở chức năng cho sự phát triển của xã hội và tôn giáo, mà ông xác định là phổ quát. Tylor khẳng định rằng tất cả các xã hội đều trải qua ba giai đoạn phát triển cơ bản: từ man rợ, man rợ đến văn minh. Tylor là một nhân vật sáng lập của khoa nhân học xã hội, và các công trình học thuật của ông đã giúp xây dựng bộ môn nhân học trong thế kỷ 19. Ông tin rằng "nghiên cứu về lịch sử và thời tiền sử của con người [...] có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc cải cách xã hội Anh”.
Tylor đã giới thiệu lại thuật ngữ thuyết vật linh (niềm tin vào linh hồn cá nhân hoặc anima của vạn vật và các biểu hiện tự nhiên) được sử dụng phổ biến. Ông coi thuyết vật linh là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của các tôn giáo.
- Samuel Freiherr von Pufendorf là một luật gia, nhà triết học chính trị, nhà kinh tế và sử học người Đức. Ông sinh ra là Samuel Pufendorf và đăng quang năm 1694; Ông được phong tước hầu bởi Charles XI của Thụy Điển vài tháng trước khi ông qua đời ở tuổi 62. Ngày/nơi sinh: 8 tháng 1, 1632, Zwönitz (Đức). Ngày mất: tháng 10 năm 1694, Béc-lin (Đức). Quốc tịch: Đức
- Johann Gottfried von Herder hay Johann Gottfried Herder là nhà thơ, gia người Đức. Ông là một trong những nhà triết học quan trọng nhất của triết học cổ điển Đức, đồng thời cũng là một trong những người đứng đầu phong trào văn học, nghệ thuật rất nổi tiếng trong lịch sử Đức, Bão táp và xung kích (Sturm und Drang). Sinh: 25 tháng 8 năm 1744, Mohrungen (Phổ) nay là Morąg (Ba Lan)
Mất: 18 tháng 12 năm 1803 (59 tuổi), Weimar, Saxe-Weimar, thuộc ý thức hệ triết học phương Tây thế kỷ 18, trường phái: Khai sáng, Phản sáng, Chủ nghĩa dân tộc lãng mạn, Chủ nghĩa thế giới phản thực dân, Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lịch sử, Thông diễn học lãng mạn, Chủ nghĩa tự do cổ điển. Đối tượng nghiên cứu: Bác ngữ học, triết học ngôn ngữ, nhân chủng học văn hóa, triết học tâm trí, mỹ học, triết học lịch sử, triết học chính trị, triết học tôn giáo. Tư tưởng cá nhân: Suy nghĩ tồn tại chỉ khi ngôn ngữ tồn tại. Tiến trình lịch sử dẫn đến một mục đích cuối cùng. Thuyết tương đối văn hóa. Hướng tiếp cận thực nghiệm nhằm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa.
- Gustav Klimt (14/7/18626/2/1918) là một họa sĩ người Áo, theo trường phái tượng trưng (Symbolism) và là một trong những thành viên xuất chúng nhất của phong trào Art Nouveau Viên (Ly khai Wien). Các tác phẩm chính của ông bao gồm tranh, tranh tường, bức phác họa và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác, nhiều tác phẩm trong số này đang được trưng bày ở gallery Ly khai Wien. Chủ đề hàng đầu của ông là mô tả hình thể của người phụ nữ và các tác phẩm vẽ bằng bút chì của ông được mô tả nét khêu gợi quyến rũ của phụ nữ dù khỏa thân hay ăn mặc kín đáo.
- Franz Uri Boas là một nhà nhân học người Mỹ gốc Đức và là người tiên phong của nhân học hiện đại, người được mệnh danh là "Cha đẻ của Nhân học Hoa Kỳ". Công việc của ông gắn liền với các phong trào được gọi là chủ nghĩa đặc thù lịch sử và chủ nghĩa tương đối văn hóa. Sinh: 9/7/1858, Minden, Đức, mất: 21/12/1942, Faculty House, Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Chịu ảnh hưởng của: Rudolf Virchow, Wilhelm Wundt, Wilhelm Dilthey, Adolf Bastian, Heymann Steinthal, Moritz Lazarus. Học vấn: Đại học Bonn (1877–1879), Đại học Heidelberg, University of Kiel. Cố vấn học thuật: Gustav Karsten.
- Leslie Alvin White là một nhà nhân chủng học người Mỹ nổi tiếng với việc ủng hộ các lý thuyết về tiến hóa văn hóa, tiến hóa văn hóa xã hội và đặc biệt là thuyết tân sinh, và vì vai trò của ông trong việc thành lập khoa nhân loại học tại Đại học Michigan Ann Arbor. White là chủ tịch của Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ. Sinh: 19/1/1900, Salida, Colorado, Hoa Kỳ, mất: 31 tháng 3, 1975, Lone Pine, California, Hoa Kỳ.

2/ Một số tài liệu đọc thêm

- Có Một Nền Văn Hóa Việt Nam (NXB Hà Nội 1946) - Hoài Thanh, 30 Trang

- Việt Nam Văn Hóa Sử Cương (NXB Văn Hóa Thông Tin 2002) - Đào Duy Anh, 414 Trang

- Việt Nam Cái Nhìn Địa-Văn Hóa (NXB Văn Hóa Dân Tộc 1998) - Trần Quốc Vượng, 495 Trang

- Văn Hóa Việt Nam Tìm Tòi Và Suy Ngẫm (NXB Văn Hóa Dân Tộc 2000) - Trần Quốc Vượng, 982 Trang

- Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam Truyền Thống Giản Yếu (NXB Đại Học Quốc Gia 1999) - Nguyễn Thừa Hỷ, 152 Trang

- Văn Hóa Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn (NXB Chính Trị 2014) - Trần Thị Kim Cúc, 307 Trang

- Văn Hóa Việt Nam Đặc Trưng & Cách Tiếp Cận (NXB Giáo Dục 2001) - Lê Ngọc Hà, 338 Trang